NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỔ BÊ TÔNG CỐT THÉP

Cập Nhật: 18/2/2023 | 11:06:49 AM

Chất lượng bê tông quyết định đến chất lượng của công trường xây dựng. Một trong những vấn đề gặp phải và liên quan đến chất lượng bê tông có đóng góp quan trọng của kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn có tuân thủ và đảm bảo đúng các yêu cầu kĩ thuật hay không?

  1. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông
  • Chuẩn bị máy móc thiết bị, tính toán nhân lực, đảm bảo cho quy trình thi công.
  • Tính toán thời gian thi công.
  • Tính toán mặt bằng thi công trước khi đổ.
  • Đảm bảo yếu tố an toàn
  • Làm sạch cốp pha, cốp thép, trước khi thi công.
  • Các khuôn đúc phải được kiểm tra về tiêu chuẩn hình dáng, kích thước cũng như thời gian sử dụng.
  • Vật liệu xây dựng phải đạt về chất lượng và số lượng. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông.
  • Kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn thi công.
  • Sàn đổ bê tông phải đảm bảo có bề mặt nhẵn và không bị ngập úng nước.
  • 2.Những yếu tố cần đảm bảo khi đổ bê tông
  • Đầu tiên cốp pha phải đảm bảo được các yêu cầu của xây dựng đưa ra: vị trí lắp cốp pha ở đâu và lắp như thế nào, cốp pha phải đảm bảo được sự chắc chắn, mối ghép kín nước.

  • Đối với cốp pha cột: Chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí, chắc chắn, cốp pha phải được neo, rọi thật chặt để cột không bị nghiêng, phình gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Cốp pha dầm: Thành cốp pha phải thẳng, không cong vênh, kiểm tra độ cao đáy dầm.
  • Đối với cốp pha sàn cần kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí.
  • Trong quá trình đổ bê tông: Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí như chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép
  •  
  • 3. Nguyên tắc đảm bảo việc thi công đúng kỹ thuật
  • Và nên đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tự tiện dừng lại tránh gây ra những trục trặc không đáng có trong quá trình đổ bê tông.
  • Mạch ngừng thi công của cột và tường phải được đảm bảo, không bị gián đoạn.
  • Các phần trên bề mặt không đạt chất lượng thì cần được khoan đục bỏ hoặc đánh sờn rồi lấy nước tưới trước khi đổ tiếp.
  • Độ dày của lớp bê tông phải tương xứng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của phần dầm công trình.
  • Xử lý ngay mặt bê tông nếu quá trình đổ diễn ra quá thời gian quy định.
  • Khi bê tông đã khô, đi vào ổn định kết cấu và sức bền đạt tiêu chuẩn mới được tháo dỡ cốp pha.
  • 4. Tiến hành bảo dưỡng bê tông
  • – Tiến hành bảo dưỡng ban đầu.
  • Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay vật liệu đã được làm ẩm (bằng các vật liệu sẵn có) lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bị hư hại lên bề mặt bê tông. Khi cần có thể phun nước lên vật liệu phủ ẩm, cũng có thể phủ lên bề mặt bê tông vật liệu cách nước như nilon, bạt, cũng có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước trực tiếp lên bề mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông.

    Việc phủ ẩm bề mặt bê tông trong giai đoạn ban đầu là nhất thiết phải có khi thi công trông điều kiện bê tông mất nước nhanh (như gặp trời nắng ngắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió lào).

    Việc bảo dưỡng bê tông trong giai đoạn đầu không đúng quy trình và không tiến hành bảo dưỡng, thì dẫn đến bê tông bị mất nước bề mặt gây ra hiện tượng nứt mặt bê tông.

    – Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.

    Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu, đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông, cho tới khi ngưng quá trình bảo dưỡng.

  • Nguồn: Xi măng Long Sơn

  •  

Liên hệ với chúng tôi

Contact us